Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Ngân hàng buộc bị hại trả nợ thay cho kẻ lừa đảo 2,8 tỷ đồng

“Dính” vụ nhân viên ngân hàng lừa gần 3 tỷ đồng và bị ngân hàng “giam” 2 giấy chủ quyền nhà, khi bị hại làm đơn “xin” lại thì Phó TGĐ Sacombank trả lời rằng, bị hại phải trả số nợ gốc 2,8 tỷ đồng và lãi suất thì mới cho nhận lại giấy tờ nhà.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 




Vào đầu tháng 6/2009, ông Lưu Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH-TMDV Minh Đồng (trụ sở đặt tại quận 10, TP Hồ Chí Minh) có nhu cầu vay vốn nên đến phòng giao dịch Bình Chánh thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - chi nhánh Chợ Lớn để giao dịch và gặp được Nguyễn Hoàng Ngân là Trưởng phòng. Thông qua Ngân, ông Minh đã làm thủ tục thế chấp hai căn nhà số 332-333/1, Bến Vân Đồn, quận 4 để vay tiền.


Ngày 13/6/2009, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Chợ Lớn duyệt ký hợp đồng tín dụng cho ông Minh vay với số tiền 2,8 tỷ đồng. Trong quá trình làm hồ sơ, ông Minh đều nhờ Ngân kê khai làm sẵn, ông Minh chỉ việc ký tên, đóng dấu công ty. Lợi dụng sơ hở này, Ngân đã làm sẵn các giấy nhận nợ khống của các đợt vay tiền rồi đưa cho ông Minh ký tên, đóng dấu. Ngày 18/9, Ngân đưa các giấy khống nói trên để nhân viên giao dịch làm thủ tục giải ngân và chuyển xuống cho anh Nguyễn Thành Tài là thủ quỹ của Phòng giao dịch để chi tiền. Ngân trực tiếp gặp anh Tài nhận số tiền 2,8 tỷ đồng rồi “ém” luôn để tiêu xài. Sau đó Ngân nói dối với ông Minh là ngân hàng không giải ngân, ông Minh đòi lại giấy tờ nhà nhưng Ngân cứ khất lần.


Ngoài việc chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng của ngân hàng, trong tháng 6/2009 Ngân còn lừa đảo chiếm đoạt của ông Minh thêm 60.000USD. Khi sự việc bại lộ Ngân bỏ trốn cho đến ngày hôm nay. Từ cơ sở trên, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh ra quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy nã toàn quốc đối với Nguyễn Hoàng Ngân can tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xác định rõ Nguyễn Hoàng Ngân đã thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt của Ngân hàng Sacombank 2,8 tỷ đồng và của ông Lưu Văn Minh 60.000 USD. Còn giấy chứng nhận quyền sở hữu hai căn nhà 332-333/1, Bến Vân Đồn của ông Lưu Văn Minh là vật chứng của vụ án nên yêu cầu Ngân hàng Sacombank giao nộp bản chính cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định, tuy nhiên phía ngân hàng từ chối không giao nộp.


Về phía ông Minh, do chờ đợi gần 3 năm mà không thấy được trả lại 2 giấy chủ quyền nhà, ông làm đơn đề nghị gửi Ngân hàng Sacombank. Thật bất ngờ, ngày 9/7/2012, ông Đào Nguyên Vũ, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Sacombank có công văn trả lời, đề nghị ông Lưu Văn Minh phải trả số nợ gốc 2,8 tỷ đồng và lãi suất thì mới cho nhận lại giấy tờ nhà. Ông Minh kêu trời vì tự dưng ngân hàng lại bắt ông phải trả nợ thay cho kẻ lừa đảo. Do vậy mà hiện tại ông Minh đang làm đơn gửi cơ quan chức năng để nhờ can thiệp.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thủ đoạn mới chiếm đoạt tiền từ tài khoản chủ thẻ

 
Ngày 27/7/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4643/NHNN-TT gửi các tổ chức phát hành thẻ thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng.
 
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, một số đối tượng người nước ngoài cấu kết với các đối tượng trong nước tổ chức thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của các chủ thẻ tín dụng người nước ngoài thông qua các hoạt động ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn.
 
Đầu tiên các đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam mang theo thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thông qua thiết bị POS đã giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiên mặt.
 
Khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng này sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ qua POS liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt số tiền lớn. Hoạt động này thường diễn ra vào khoảng thời gian từ 12 đến 17 giờ và từ 20 giờ đến 23 giờ hàng ngày, mỗi giao dịch cách nhau từ 20-30 giây.
 
Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây là thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã và đang xâm nhập vào Việt Nam gây thiệt hại về tài sản của các chủ thẻ tín dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thanh toán điện tử cũng như thương hiệu và uy tín của nhiều ngân hàng thương mại trong nước.
 
Do đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả loại hình tội phạm trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các Tổ chức thanh toán thẻ có biện pháp rà soát lại những giao dịch thanh toán đáng ngờ qua POS, trong đó cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày.
 
Trường hợp doanh số tăng đột biến và thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ... thì phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thông báo, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) (số điện thoại 069.21168 hoặc 069.21166) để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tài sản./.
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nâng mũi sẽ làm cho bản thân bạn tự tin hơn

Nâng mũi hàn quốc

Khi nào nên nâng mũi với sụn sườn:
Khi mũi mà chân mũi quá ngắn sụn sườn có khả năng dựng chân mũi, dựng sóng mũi mà không cần sử dụng sụn nhân tạo. Sụn sườn dễ bị tiêu ngót gây lồi lõm biến dạng. Vì vậy công nghệ nang mui han quoc cần nghiền nhỏ bằng máy hoặc bằng tay sau đó đưa vào ống tiêm 1cc để bơm vào sóng mũi và giữ 1 miếng nhỏ đẻ dựng chân mũi. Sụn sườn cũng được bao bọc bởi một mạc cân thái dương để có thể nắn chỉnh tạo sóng dễ dàng mà không cần phải cố định 2-3 tuần . Nếu sụn sườn không được bọc cân nên cố định bằng dùng cụ ít nhất 2 tuần.
nang mui han quoc

Cách lấy sụn sườn như thế nào:
Sụn sườn được lấy tại vị trí 6 đến số 8 tùy phẫu thuật viên. Nên thực hiện dưới gây mê tổng quát. Đường rạch nhỏ dưới nếp vú nên sẹo sẽ mờ dần và khó nhìn thấy. Sau khi lấy sụn nên nghiền nhỏ và pha trộn dung dịch huyết tương để trách biến dạng sau này. Thời gian lấy sụn khoản 20 phút
Ưu nhược điểm sụn sụn sườn :
Là vật liệu tự thân nên tương hợp cơ thể tốt. Không lo đào thải nhiễm trùng. Không lo co biến dạng vì đã sử lý. Dựng được chân mũi thân mũi mà không lo bóng đỏ da. Có thể nắn chỉnh theo ý muốn nên không lo lệch méo. Nhược điểm có 1 sẹo nhỏ 1cm dưới nếp vú, sẹo sẽ mờ dần theo theo thời gian.

Có 2 phương pháp sua mui han quoc phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. 
sua mui han quoc

Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo. Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong phẫu thuật nâng sống mũi là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ phau thuat nang mui han quoc không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẫu thuật, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
 Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com


Giảm lãi suất cho vay: Nói suông đã thấy nhạt miệng

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên khó có điều kiện trả nợ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống ngân hàng cũng chỉ đạt 0,76%. Tình hình này buộc NH đang có nhiều hành động thực tế hơn. 


Bài liên quan : <<  Habubank nợ nần đã được khắc phục  >>
                         <<  Habubank nợ nần là sai  >>
 

Cơ cấu nợ cũ, đẩy nhanh cho vay mới


Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 6,3%, mức nhập siêu thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, mức giảm nhiều nhất được ghi nhận là nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và phục vụ sản xuất. Điều này cho thấy sức mua của nhiều thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam đang có sự suy giảm đáng kể.

Các DN trong nước thiếu đơn hàng, nhất là đơn hàng dài hạn. Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay chính là các DN đã vay vốn với lãi suất cao trước đây hiện không còn khả năng trả nợ khi đầu ra bị thu hẹp.
Trước thực tế trên, cộng thêm chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây về việc điều chỉnh khoản vay cũ xuống mức 15% cùng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8 - 10% trong 6 tháng còn lại của năm 2012, nhiều NH phải chủ động cơ cấu lại nguồn vốn vay cũ cũng như đẩy nhanh vốn ra để lưu thông.

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc NH Sacombank cho biết, Sacombank đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với khách hàng DN và hộ dân. Theo thống kê, Sacombank có khoảng 26.000 tỷ đồng dư nợ tại NH được điều chỉnh trong đợt này và bình quân lợi nhuận Sacombank giảm 80 tỷ đồng/tháng.

Sacombank đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn với hạn mức cho vay mỗi DN từ 30 - 300 tỷ đồng, giải ngân từ nay đến cuối năm 2012 cho16 DN tại TP.HCM lãi suất 13%/năm cố định trong 3 tháng đầu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH OCB, cho biết, 379 hợp đồng vay cũ tại OCB đã giảm lãi suất xuống dưới 15% cho các đối tượng thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên.

Thậm chí, có những khách hàng hiện nay được cơ cấu lại nợ lãi suất chỉ còn 12% vì “sức khỏe” những khách hàng này đang rất yếu buộc OCB phải linh hoạt về lãi suất để hỗ trợ DN. Còn đối với các lĩnh vực khác, theo ông Tùng, tùy theo uy tín của DN, NH sẽ xem xét giảm lãi suất nếu thấy cần thiết.
Tương tự, ông Phạm Thiện Long, Phó tổng giám đốc NH HDBank, cũng thông tin về việc NH đang đang tập trung ưu tiên cơ cấu lại nợ cho các khách hàng DN thân thiết, có hoạt động hiệu quả và khả năng hấp thụ vốn tốt xuống dưới 15%. Lãnh đạo NH SHB cho biết còn 35% khách hàng đang vay với LS trên 15%/năm, hiện các chi nhánh NH đang giảm LS cho các khoản vay này, không phân biệt khách hàng cá nhân, DN.

Cơ hội giấu nợ xấu?
Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về những hành động hiện tại của NH. Thậm chí, không ít người hoài nghi việc điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng cũ đã vay trước đây xuống 15%/năm, mục đích sâu xa chỉ nhằm giấu khoản nợ xấu vốn có tại các NH (nợ xấu của NH tính đến tháng 6 là 6,3%, cao hơn nhiều so cuối năm 2011).

Theo đó, nợ xấu tồn tại nhiều năm là sự tích lũy dồn tụ của những năm tăng trưởng nóng trước đó. Một phần do NH thẩm định dự án không chính xác, giải ngân vội với lãi suất cao khiến DN mất đi phương hướng kinh doanh.
Và khi có quá nhiều vốn, DN đầu tư đa ngành, đầu tư theo phong trào mà không có sự quản lý giám sát của NH, dẫn đến nợ xấu ngày hôm nay. Thay vì phải cơ cấu các NH yếu thì nay, chỉ thị ban hành như cơ hội để NH và DN bắt tay nhau biến hóa các khoản nợ sắp đến thời hạn báo cáo cuối năm, nay nợ xấu thành nợ tốt bằng cách đảo nợ, gia hạn nợ với lãi suất rẻ...
Có lẽ đây chỉ là những ý kiến suy luận dựa trên diễn biến thị trường. Và dẫu rằng còn rất nhiều ý kiến phản đối từ phía DN không được vay vốn rẻ hay DN không được cơ cấu nợ cũ... nhưng thực tế cho thấy, gần đây hệ thống NH thương mại đã có nhiều hy sinh lợi nhuận (chuyện mà trước nay hiếm có), hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn là điều đáng ghi nhận.

Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, hầu hết các NH thương mại đều đã cơ cấu lại nợ cũ cho DN. Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ nhưng tính sơ bộ trên địa bàn thành phố đã có trên 4.200 DN nhỏ và vừa tiếp cận 25.200 tỷ đồng với lãi suất tối đa 13%/năm, lãi suất phổ biến từ 12 - 12,5%/năm.