Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Doanh nghiệp thoi thóp, ngân hàng lãi khủng

Hầu hết lợi nhuận của ngân hàng đến từ lãi cho vay thu được từ doanh nghiệp. Chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng huy động của dân và cho doanh nghiệp vay đã lên tới 3,5-4,5%. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Chắc chắn nhiều người sẽ bị “sốc”nặng nếu nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại năm 2011 và bốn tháng đầu năm 2012, trong đó doanh nghiệp đang lỗ nặng còn lợi nhuận của 71 ngân hàng vẫn tăng mạnh.
Đây chính là điều bất thường của nền kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi cơ chế vận hành hiện nay...
Lãi 97.000 tỉ đồng
Dựa trên số liệu quản lý thuế của các doanh nghiệp thuộc 63 cục thuế, căn cứ trên 256.000 tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, theo Tổng cục Thuế, tổng doanh thu của các doanh nghiệp là 7,5 triệu tỉ đồng, tuy nhiên tổng chi phí (gồm cả chi phí mua nguyên vật liệu, nhân công...) đã lên tới 7,2 triệu tỉ đồng (chiếm 97% doanh thu). Đáng lưu ý, trong tổng chi phí trên, riêng chi phí trả lãi vay đã lên tới 466.000 tỉ đồng.
Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Ảnh: THANH ĐẠM
Điều đáng nói là tỉ lệ nghịch với chi phí của các doanh nghiệp nêu trên, qua tổng hợp số liệu của 71 ngân hàng thương mại, Tổng cục Thuế khẳng định thu nhập của các ngân hàng đã tăng rất... khủng.

"Tôi đi thẩm định thấy mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay chỉ 2,5-2,6% ngân hàng đã sống tốt rồi, nay mức chênh đến hơn 3% thì quá mức"
Ông Nguyễn Đại Lai (nguyên phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ trích lập dự phòng rủi ro) năm 2011 lên tới trên 97.000 tỉ đồng, tăng gần 45% so với năm 2010. Ngay cả khi đã trích lập dự phòng, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lên đến gần 30%. Đặc biệt, trong quý 1-2012, theo Tổng cục Thuế, khi có tới 70% trong tổng số 258.000 doanh nghiệp khảo sát thua lỗ, với số lỗ lên tới trên 40.000 tỉ đồng, thì các ngân hàng vẫn theo xu hướng lãi. “Về cơ bản, các ngân hàng đều vẫn có doanh thu từ hoạt động kinh doanh tín dụng với xu thế tăng cả về quy mô và tỉ lệ” - Tổng cục Thuế khẳng định.
Cao như lương... ngân hàng
Cùng với mức thu nhập tăng, thông tin từ cơ quan thuế cho biết trong khi kinh tế khó khăn, cắt giảm chi tiêu thì chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn tăng đột biến, từ 54.000 tỉ năm 2010 tăng thêm tới trên 76.000 tỉ năm 2011. Trong đó, chi phí tiền lương của ngân hàng tăng rất nhanh. Cụ thể, theo Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, thu nhập bình quân đầu người trong ngân hàng đã tăng từ 7 triệu đồng/người/tháng năm 2007 lên 15-21 triệu đồng/người/tháng năm 2011, gấp 2-3 lần mức lương bình quân toàn nền kinh tế. “Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách tín dụng giúp các ngân hàng có mức lãi lớn thời gian qua” - cơ quan thuế nhấn mạnh.
Các ngân hàng đã hạch toán chi phí tiền lương vào chi phí hợp lệ, chiếm tới 55-60% chi phí hoạt động tài chính, góp phần giúp các ngân hàng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (trong khi các doanh nghiệp khác năm 2011 phải dành 80% chi phí tài chính để trả lãi vay). Do đó, “kiến nghị với Ngân hàng nhà nước có những quy định chặt chẽ hơn về tiền lương, cần thiết có sự khống chế ở mức hợp lý đối với lương được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tạo bình đẳng cho các thành phần kinh tế và tránh thất thu ngân sách nhà nước” - cơ quan thuế kiến nghị.
Ngân hàng Habubank

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Dọn “mạng nhện” trong ngân hàng

Sở hữu chồng chéo là một trong những nguyên nhân làm hệ thống ngân hàng trở nên yếu kém và thiếu minh bạch. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Trong hệ thống ngân hàng (NH) có hiện tượng góp vốn chồng chéo.
Ngân hàng trong ngân hàng
Một NH góp vốn vào nhiều NH khác, ví dụ như NH Á Châu (ACB) góp vốn vào NH Đại Á (DaiABank), Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), Kiên Long (KienLongBank); còn NH Ngoại Thương (Vietcombank) góp vốn vào NH Phương Đông (OCB), Eximbank; NH Công Thương (Vietinbank) góp vốn vào các NH Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), VietCapitalBank.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự góp vốn chồng chéo giữa các NH, ví dụ ACB góp vốn vào Eximbank và Eximbank lại đi đầu tư vào Sacombank (nắm 9,73% vốn). Theo báo cáo tài chính năm 2010 của Vietcombank thì NH này có vốn tại năm NH là Eximbank, SaigonBank, MB, VietCapitalBank, OCB, trong đó tỉ lệ sở hữu tại MB là cao nhất - 11%. Hiện Vietcombank đã thoái hết vốn tại VietCapitalBank và vẫn đang nắm giữ khoảng 5% vốn điều lệ của OCB. Hiện MaritimeBank cũng đang nắm giữ trên 20% vốn cổ phần của MeKongBank.
Trục lợi và thôn tính
Việc sở hữu chéo như trên đã giúp ngành NH sử dụng sức mạnh nội lực trong hệ thống, tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa là bài toán “thôn tính” và các hậu quả khác.
TS Vũ Thành Tự Anh (chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright) đưa ra ví dụ “ma trận”. Một NH A sở hữu một công ty bất động sản B, theo nguyên tắc, NH A không được phép cho các dự án của công ty B vay tiền. Thế nhưng NH A ủy thác đầu tư cho một quỹ đầu tư C. Quỹ C mang tiền đi đầu tư vào dự án bất động sản của công ty B! Vấn đề đáng nói là “sự lòng vòng” này không chỉ xảy ra với quy mô tương đối lớn mà còn không rõ ràng, không minh bạch và không có cơ chế điều tiết.
TS Vũ Viết Ngoạn, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng sở hữu chồng chéo là vấn đề lớn hiện nay trong lĩnh vực tài chính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hệ thống ngân hàng trở nên yếu kém và thiếu minh bạch. Trên thế giới việc sở hữu chéo tuy có nhưng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ một chút chứ không quá nhiều.
Sở hữu vượt rào: Khó xử
Trước đây, dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng có cấm các NH sở hữu CP của nhau. Tuy nhiên, khi chính thức ban hành thì lại không cấm. Điều 55 của Luật cho phép tổ chức được sở hữu tối đa là 15%. Điều 129 của luật quy định một NH và các công ty con, công ty liên kết của NH đó không được góp vốn vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
NH vi phạm thì sao? Đã có một số văn bản khẳng định sẽ hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NH, sẽ kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu… Thế nhưng vẫn cho phép đến năm 2015 mới phải xử lý dứt điểm. Thậm chí việc xử lý các NH yếu kém và các trường hợp được chỉ định góp vốn vượt giới hạn còn được “rê” đến năm 2020.
Kế hoạch xử lý thì vậy nhưng không phải dễ thực hiện vì sự chồng chéo quá phức tạp. TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng các quan hệ sở hữu chằng chịt này như một mạng nhện. Cắt bất kỳ một nút nào trong cái mạng nhện đấy thì nó sẽ tác động lan tỏa, liên đới đến tất cả phần còn lại.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Ngân hàng vẫn "chùn tay"

Một ngày sau khi quyết định trần lãi suất cho vay 15% dành cho bốn đối tượng ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, hy vọng về việc sẽ có nguồn giải ngân lớn vẫn chưa thể thành hiện thực...
Sợ tình hình tài chính doanh nghiệp không lành mạnh
Trao đổi với Thanh Niên Online, TS.Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, vấn đề hiện nay giữa ngân hàng (NH) và khách hàng không đơn giản chỉ là lãi suất (LS) cao hay thấp. Thực tế, tại LienVietPostBank trước khi áp trần cho vay 15%/năm đối với lĩnh vực tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân), xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, NH cũng đã giải ngân rất mạnh, có thời điểm dư nợ tín dụng lên tới 5.000 tỉ đồng, chiếm tới 50% tổng dư nợ.
Thậm chí, theo ông Hưởng, NH còn dành riêng 200 tỉ đồng với LS cho vay chỉ 13%/năm cho vay đối với các hộ nông dân tại Hậu Giang. “Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay tại các NH là họ sợ rủi ro, tình hình tài chính của DN không lành mạnh nên không dám cho vay, chứ không chỉ nằm ở vấn đề lãi cao hay thấp. Vì vậy, việc áp trần LS 15%/năm cũng chưa chắc đã mở rộng thêm được đối tượng, nếu không kèm theo các giải pháp khác” - ông Hưởng nói.
Cũng theo vị lãnh đạo này, trong hai ngày vừa qua, kể từ khi áp trần LS 15%/năm, lượng khách hàng mang hợp đồng đến đã bắt đầu tăng lên, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xuất khẩu và nông nghiệp.
“Chúng tôi đang xem xét hồ sơ mới và sẵn sàng đáp ứng đủ nguồn vốn, nếu DN có phương án kinh doanh khả thi, đúng đối tượng và có tình hình tài chính lành mạnh” - TS. Hưởng nói thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc NH cổ phần Xuất Nhập khẩu (Eximbank) cũng cho rằng, vấn đề là NH không dám cho vay ra chứ không phải do mức LS cao hay thấp. Hiện nay, LS trái phiếu, tín phiếu ở mức trên 10%, thấp hơn nhiều so với lãi vay; đặc biệt, LS liên NH hiện ở mức thấp chưa từng có, chỉ dưới 5%, nhưng NH vẫn rót tiền vào để đảm bảo an toàn thay vì đi giải ngân cho DN.
Theo ông Phước, Eximbank đã có một gói vay 1.500 tỉ đồng dành cho DN thu mua lương thực, với lãi suất ưu đãi 14%/năm, nhưng cho đến giờ chỉ mới giải ngân được 600 tỉ đồng. Các gói vay khác có lãi suất dao động từ 13,5-15% cũng đã được triển khai nhưng DN vẫn không mặn mà.
Ông Phạm Quang Tùng - Phó tổng giám đốc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết hiện NH đang tích cực giải ngân cho các đối tượng ưu tiên. Các DN dệt may, gỗ, da giày, cà phê… được áp mức lãi suất tối đa 15%/năm, thậm chí được ưu đãi thêm lãi suất 0,5%/năm và miễn, giảm phí các dịch vụ tài chính khác… Đối với ngành gạo, BIDV cho vay tạm trữ thóc gạo, với LS tối đa chỉ 14%/năm và ưu tiên dành nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của DN.
Nâng cao khả năng hấp thụ vốn
Trong khi đó, các chuyên gia đề nghị NHNN cần thêm cơ chế hỗ trợ khác mới mong đồng vốn đi được vào đúng đối tượng này. Cụ thể, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, các hiệp hội, địa phương phải phối hợp cùng với DN, xem xét trong danh sách DN thuộc đối tượng ưu tiên, có phương án kinh doanh khả thi, đầu ra tốt cần phải được bảo lãnh để vay vốn, nếu không với tình hình tài chính như hiện nay, tự thân DN rất khó tiếp cận.
Chuyên gia kinh tế TS.Vũ Đình Ánh cho rằng, việc NHNN áp trần LS cho vay ngắn hạn nhằm kéo mặt bằng LS ngắn hạn xuống mức kỳ vọng thị trường, song mức độ đa dạng nguồn huy động cũng như kỳ hạn cho vay, mức độ rủi ro khác nhau sẽ khiến việc xác định NH tuân thủ chênh lệch lãi suất 3% là vấn đề không đơn giản. Bởi câu chuyện ở đây không chỉ là việc các NH đi vay 10 tỉ đồng rồi mang cho vay 10 tỉ để hưởng chênh lệch lãi suất 3%, mà còn cần tới mảng lợi nhuận khác cao hơn, có lời hơn. 
TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia, cho biết việc áp trần LS cho vay lẽ ra phải thực hiện sớm hơn nhiều, chứ không phải đợi đến thời điểm hiện tại. Vào thời điểm đầu năm 2011, để hạn chế cuộc đua LS giữa các NH, việc quy định trần huy động đã phát huy tác dụng nhất định, giúp ổn định thị trường. Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là biện pháp mang tính hành chính tạm thời...
Với tỷ lệ (+) 3% so với lãi suất huy động tối đa, DN đã có niềm tin hơn vào sự chia sẻ khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, gỡ được nút thắt này rồi thì vấn đề là làm sao phải thúc đẩy, nâng cao hơn nữa khả năng hấp thụ của các DN, nhằm đưa đồng vốn vào phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
                                                                                                   Ngân hàng habubank

Ngân hàng ế vốn

Các chương trình ưu đãi với mức lãi suất (LS) cho vay thấp được nhiều ngân hàng đưa ra nhưng thị trường hấp thụ khá chậm. 
Hết sức hấp thụ vốn
Từ đầu tháng 4, NH TMCP Đại Á (DaiABank) triển khai chương trình cho vay “tái cấu trúc doanh nghiệp” với tổng hạn mức 1.000 tỉ đồng, thời gian vay từ 3 - 5 năm, hạn mức cho vay mỗi khách hàng 30 tỉ đồng, LS cho vay dao động từ 14 - 19%/năm. Đại diện DaiABank cho biết NH chưa tiếp nhận được nhiều hồ sơ vay của khách hàng. Việc giải ngân cũng còn chậm bởi cần thời gian để nhân viên NH và khách hàng hiểu được sản phẩm.
Tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm tới nay đã cho vay 154.061 tỉ đồng, tổng dư nợ tăng thêm 11.343 tỉ đồng, tương ứng 4,1%. Nhưng sau khi BIDV giảm LS cho vay từ giữa tháng 4 đến nay, doanh số cho vay chỉ đạt 9.240 tỉ đồng, tổng dư nợ tín dụng tăng thêm 1.840 tỉ đồng.
Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB), cũng cho biết từ sau khi NH giảm LS cho vay nhu cầu vay của khách đã bắt đầu tăng nhẹ nhưng cần phải có thời gian mới đánh giá xem đó đã trở thành xu hướng hay chưa. Theo ông Lý Xuân Hải, vấn đề của các DN hiện nay không hẳn nằm ở chỗ LS thấp, bởi cái họ cần là thị trường tiêu thụ như thế nào trong khi lượng hàng tồn kho hiện còn cao. Đó là nguyên nhân khiến việc giải ngân vốn chậm.
Trên thực tế, mặt bằng LS cho vay quá cao và kéo dài đã khiến thể trạng DN trở nên quá ốm yếu. Nên khi các NH mở "hầu bao" cho vay trở lại, không phải DN nào cũng có thể tiếp nhận được “bình đạm” vốn này. Chủ tịch Hội đồng tín dụng một NH cổ phần nhận xét tình trạng DN không hấp thụ được vốn NH đã đến mức cần báo động. Một mặt, tình hình thị trường hiện nay liên tục thay đổi thì phương án kinh doanh của DN cũng khó ổn định. Chính vì vậy mà NH “sợ” không dám cho vay dù khách hàng có tài sản bảo đảm khoản vay. Đối với một số lĩnh vực, NH gần như đóng cửa như thép, vật liệu xây dựng. Đây là lý do tốc độ tăng trưởng tín dụng của 3 tháng đầu năm âm.
Ngân hàng cho vay trả nợ



LS cho vay đối với cá nhân hiện nay giảm còn 16 - 18%/năm nhưng khách hàng cá nhân đến hỏi thăm vay vẫn còn rời rạc, có tăng nhưng chưa đáng kể. Một số NH kỳ vọng việc NH Nhà nước mở rộng cho cá nhân vay trong lĩnh vực bất động sản vừa qua sẽ kích thích khách hàng cá nhân vay mua nhà trong thời gian tới.

Không chỉ không hấp thụ nổi, rất nhiều DN lại bị kìm kẹp bởi "nợ cũ lãi cao". Đây cũng là lý do khiến dòng vốn với LS ưu đãi bị "tắc" lại như nói trên. Giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM cho hay trước đây công ty vay NH N. hơn 10 tỉ đồng. Gần đây NH giảm LS cho vay từ 25%/năm xuống 23,5%/năm, trong khi các NH khác đã giảm LS cho vay xuống dưới 20%/năm, có nơi cho vay 17 - 18%/năm. “Chúng tôi trả nợ đúng hạn nhưng lãi vay cao quá nên muốn chuyển khoản vay này sang NH khác có LS thấp hơn. Thế nhưng không biết phải làm như thế nào”, vị giám đốc này than. Đây cũng là tình trạng của nhiều DN hiện nay. Vì vậy, để "giải thoát" cho cả hai bên, nhiều NH đã chủ động cho DN cơ cấu lại nợ. Theo đại diện BIDV, cuối tuần qua NH cũng vừa triển khai cho vay đối với DN bị mất cân đối vốn do thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định và có khả năng khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, đảm bảo khả năng trả nợ NH. BIDV cũng cho DN vay cơ cấu lại dòng tiền, tái cơ cấu tài chính, khắc phục tình trạng mất cân đối vốn. Bởi với NH này, "cứu" DN cũng là cứu NH trong bối cảnh hiện nay.
Một số NH hiện nay thực hiện cho DN vay mới trả nợ cũ để cơ cấu lại nợ đang có xu hướng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, bản thân DN đi vay phần nào giảm được gánh nặng trả lãi cao.
ngân hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Những Bước Đi Mới Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- hướng đi hoàn toàn đúng đắn cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đang gặp phải những cơ hội và khó khăn vô cùng to lớn. Các công ty, các tập đoàn lớn ở Việt Nam được hội nhập vào thị trường thế giới, nơi chỉ dành cho những tập đoàn có khả năng cạnh tranh lớn mạnh. Vì vậy để phát triển, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần làm việc hết mình phát triển nâng cao khả năng kinh doanh của bản thân để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng là một phần quan trọng cho mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Gia nhập thành viên trong thời gian vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có bước phát triển đáng kể, góp phần lớn vào nền kinh tế chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã làm cho xuất nhập khẩu tăng đáng kể, các hoạt động này lại kéo theo sự tiến lên của dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể phát huy và đi qua các khó khăn một cách dễ dàng, các ngân hàng công thương cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các đối thủ trên thế giới.
  Cũng nằm trong xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đang cố gắng để đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực đội ngũ nhân viên dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. ngân hàng Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang cố gắng đổi mới và  hướng tới không ngừng để vươn lên đóng góp phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong thời gian qua, ngân hàng Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực đáp ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những thành công đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự phát triển hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế... 
ngân hàng habubank-5


Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.